CÔ BẢN ĐỀN BẢN CẢNH

Cô Bản Đền Bản Cảnh – Cô Bé Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) với màu áo ngự về đồng họa tiết thổ cẩm

Co be Sapa

Cô Bé Sa Pa

Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô thì vị trí thứ 11 có lẽ không của riêng vị nào mà là tất cả những Cô Bé theo hầu Mẫu Thượng Ngàn ở miền Nhạc Phủ. Cô Bé Thượng Ngàn là Tiên Cô mà tên gọi thường được đặt theo tên các địa danh, các đền thờ. Các vị cô bé đều là những bộ nàng trên Tòa Sơn Trang, hầu Mẫu Thượng Ngàn, có rất nhiều cô bé trên khắp các cửa rừng lớn nhỏ. Chẳng hạn như ở Tuyên Quang có Cô Bé Minh Lương, Hoà Bình có Cô Bé Thác Bờ, Yên Bái có Cô Bé Đông Cuông, miền Nam có Cô Bé Sóc,…

Như vậy, có rất nhiều các cô bé trên khắp các cửa rừng. Và mỗi nơi thần tích về các cô bé cũng một khác nhau. Sự khác nhau về thần tích ở mỗi đền cũng là chuyện thường tình bởi thần tích về các cô chủ yếu là truyền miệng. Có thể kể ra dưới đây một vài nơi thờ Cô Bé Thượng Ngàn nổi tiếng:

  • Cô Bé Thượng Ngàn: Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn
  • Cô Bé Suối Ngang: huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn
  • Cô Bé Đông Cuông: huyện Văn Yên, Yên Bái
  • Cô Bé Chí Mìu: huyện Lạng Giang, Bắc Giang
  • Cô Bé Cây Xanh: huyện Lục Nam, Bắc Giang
  • Cô Bé Cây Xanh: Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Cô Bé Nguyệt Hồ: huyện Yên Thế, Bắc Giang
  • Cô Bé Minh Lương: xã Lăng Quán, Tuyên Quang
  • Cô Bé Thác Bờ: huyện Cao Phong, Hòa Bình
  • Cô Bé Sóc: Miền Nam
  • Cô Bé Mỏ Than: Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Cô Bé Móng Và: thị trấn Sapa, Lào Cai (còn gọi là Cô Bé Sa Pa, Cô Bé Tả Van)
  • Cô Bé Tây Thiên: huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Ngoài ra, Cô Bé Thượng Ngàn còn được thờ ở nhiều nơi khác nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *